Binh pháp Tôn Tử 36 kế và vân dụng binh pháp vào chơi cờ tướng
Cờ tướng từ bao đời đã được coi là thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích. Khi mới làm quen với cờ tướng nhiều người sẽ cho rằng cờ tướng là trò chơi đơn giản tuy nhiên ẩn chứa trong nó là trí tuệ là khả năng tính toán chiến lược và chiến thuật rất lớn. Cờ tướng được hình thành dựa trên việc mô phỏng trận chiến giữa 2 quốc gia với lực lượng tương đồng. Để chiến thắng người chơi không khác gì một vị tướng khi ra trận phải điều binh khiển tướng, phối hợp các binh chủng với nhau một cách nhuần nhuyễn mới có thể hạ gục được đối thủ. Cũng chính vì là trò chơi mô phỏng một cuộc chiến tranh nên việc vận dụng binh pháp trong cờ tướng cũng không có gì là lạ. Và nhắc đến binh pháp chắc chắn không thể không nhắc đến binh pháp tôn tử với 36 kế, trong bài viết hôm nay của Cờ Thủ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về binh pháp tôn tử cùng cách vận dụng binh pháp vào việc chơi cờ tướng:
Tôn Tử và binh pháp Tôn Tử
Tôn Từ Là Ai?
Tôn Tử tên húy là Trưởng Khanh tên tự là Tôn Vũ, theo các nghiên cứu lịch sử thì Tôn Tử sinh ra vào năm 544 trước công nguyên (tức năm Chu Linh Vương thứ 27) mất năm 496 tổ tiên của ông là dòng họ Vĩ ở Tôn Gia Sơn nhưng sau do loạn lạc chiến tranh phải tị nạn sang nước Tề vùng An Lạc (Hiện nay khu vực này thuộc Huệ Dân tỉnh Sơn Đông Trung Quốc), sau khi tị nạn để tưởng nhớ về quê hương nên đổi từ họ Vĩ sang họ Tôn.

Vì gia đình sảy ra nội loạn mà sau Tôn Tử cùng cả nhà phải chạy đến vùng Cô Tô lúc bấy giờ là kinh đô của nước Ngô. Thời gian ở nước ngô Tôn Tử dành phần lớn thời gian cho việc nghiên cứu binh pháp. Cũng trong thời gian sinh sống ở nước Ngô Tôn Tử trở thành bạn tâm giao của Ngũ Tử Tư – một trong thần của nước Ngô lúc bấy giờ. Cũng nhờ Ngũ Tử Tư tiến cử để sau đó Tôn Tử dâng lên vua ngô 13 chương binh pháp mà ông đã nghiên cứu mà ông được vua Ngô đánh giá cao tài năng và phong ông làm Thương Tướng Quân sau đó là Quân Sư.
Sử dụng tài năng của mình ông cùng người bạn Ngũ Tử Tư giúp sức rất lớn cho vua Ngô trong việc chính sự và quân sư. Theo sử ký Hạp Lư của sử gia Tư Mã Thiên thì nhờ có tài năng của ông mà nước ngô thời đó phát triển rất mạnh phía bắc thì gây áp lức lớn lên 2 nước Tấn và Tề, phía tây thì tấn công chiếm đất đai của Sở, tiến sâu vào lãnh thổ nước Sính.
Tôn Tử binh pháp và những trận đánh
Theo các nghiên cứu dựa trên các tài liệu lịch sử như Ngô Việt Xuân Thu, Sử Ký, Tả Truyện… thì trong cuộc đời Tôn tử chỉ trực tiếp cầm quân ra trận 5 lần nhưng cả 5 lần đó ông đều dành chiến thắng vang dội giúp tên tuổi của ông lưu danh sử sách. 5 trận đánh của ông cụ thể bao gồm:

- Diệt 2 nước Chung Ly và Từ: trận chiến này diễn ra vào cuối năm năm 512 trước công nguyên, được lệnh của Vua Ngô khi đó là Hạp Lư, Tôn Tử đích thân cầm quân tiêu diệt nhanh gọn 2 quốc gia kể trên, ông thậm chí còn chiếm được vùng Thư thuộc quyền cai trị của nước Sở
- Tấn công nước Sở: Năm 511 trước công nguyên do vua Sở không chịu trao lại thanh bảo kiếm Trạm Lư, vua Ngô rất tức giận lấy đó làm cờ sai Tôn Tử và Ngũ Tử Tư đem quân tấn công nước Sở. Hai trận đánh lớn diễn ra và với tài năng của mình ông đã chiếm được Tiềm và Lục hai vùng đất của Sở khi đó.
- Đại chiến Huề – Lý: năm 510 chiến tranh lớn nổ ra giữa Ngô và Việt. Trong cuộc chiến này vận dụng binh pháp và tư tướng trọng chất lượng hơn số lượng – Quý Hồ Tinh Bất Quý Hồ Đa, Tôn Tử cùng 3 vạn quân của mình đã đánh bại 16 vạn quân của nước Việt giúp nước Ngô giành chiến thắng
- Đại chiến Dự Chương: là cuộc chiến giữa 2 nước Sở và Ngô diễn ra vào năm 509 trước công nguyên, nước sở là nước khơi mào cho cuộc chiến do muốn rửa mối nhục mất đất vào năm 511 TCN. Tôn Tử trong trận chiến này đã tránh cái mạnh của địch mà đánh vào chỗ yếu bắt sống tướng địch Tử Phàm đẩy quân Sở về nước chỉ sau 1 tháng
- Cuộc chiến bách Cử: năm 506 TCN lại một lần nữa vua sở cho 25 vạn quân tấn công nước Ngô để báo thù mất đất. Sau năm lần giao chiến đều giành thắng lợi, Tôn Tử chỉ với 3 vạn quân Tôn Tử đã khiến cho quân Ngô phải rút chạy về nước.
Vận dụng binh pháp 36 kế trong cờ tướng
-
Tân công khi địch không phòng bị, đánh vào chỗ hiểm yếu của địch
Khi chơi cờ cần chú ý tìm kiếm những sơ hở của đối phương, những khu vực bố trí phòng thủ không thực sự chặt chẽ để tấn công, tránh các khu vực tập trung nhiều quân địch. Việc tấn công như vậy vừa giúp tạo thể chủ động khiến thế trận của địch rối loạn vừa ăn được quân, tiêu diệt được sinh lực của địch. Khi chơi cờ phải tùy từng thế và thời điểm để vận dụng, tuy nhiên thời điểm thường để lộ sơ hở khi phòng thủ nhất chính là ngay sau khi tấn công, hãy để ý thế trận của đối thủ trong thời điểm này để tìm ra cách tấn công hợp lý.
-
Tấn công thần tốc, táo bạo
Trong binh pháp tôn tử có nói “Kỳ tật như phong, kỳ từ như lâm, xâm lược như hoả, bất động như san, nan tri như âm, động như lôi chấn” dịch nghĩa ra là khi dụng binh phải nhanh như gió, hành động phải chắc chắn, khi tấn công thì mạnh bảo như lửa, khi phòng thủ phải vững chắc như núi, khi ẩn mình thì như bóng tối, khi tấn công thì phải như sấm sét. Tấn công thần tốc và táo bạo chính là một trong những cách tấn công gây ra nhiều thiệt hại nhất cho đối thủ bởi khi đó chúng chưa kịp phòng bị.
Trong cờ tướng cần sử dụng nguyên lý thần tốc trong việc triển khai thế trận. Nhanh chóng đưa các quân cờ mạnh như xe ra trận để mở đường cho những quân khác như pháo, mã, tốt dễ dàng triển khai tấn công cũng như phòng ngự. Mỗi nước đi phải tính toán kỹ lưỡng để đi nước nào là dành lợi thế nước đó tránh các nước đi thừa mà làm chậm trễ việc chiếm tiên.
-
Nguyên lý bí mật
Khi bắt đầu ván đầu lực lượng 2 bên là ngang nhau, cách bố trí quân trên bàn cũng là như nhau, mọi thứ như được bày ra hết và dễ dàng nhìn thấy. Tuy nhiên khi chơi thì luôn có những bí mật ẩn chưa trong từng nước đi. Người cao cờ thường khiến đối phương không thể nhìn ra hết những tính toán của mình. Khiến đối phương ngỡ ngàng khi mất thế, mất quân. Làm được điều đó chính là do biết cách ẩn giấu đi những kế hoạch của mình. Một trong những kế sách thường được sử dụng nhất chính là dương đông kích tây, vờ tấn công nơi này mà thực ra là nhắm đến nơi khác trên bàn cờ.
Trên đây chỉ là sơ lược một vài nguyên lý cơ bản của binh pháp khi vận dụng vào cờ tướng hãy thử ngay bằng cách tham gia vào đấu trường kỳ chiến căng thẳng tại Cothu.vn. Đừng quyên chờ đợi những bài viết phân tích hay của Cothu.vn trong thời gian sắp tới nhé!